Hiển thị các bài đăng có nhãn Khởi Nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khởi Nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Khởi nghiệp: Nên thử bao nhiêu lần?

Cách duy nhất để không thất bại là đừng bao giờ thử. Vì thế nếu bạn muốn trở thành doanh nhân hãy “thắt dây an toàn” cho một hành trình gian nan.
Ngoại trừ việc thừa kế một tài sản lớn khi vừa được sinh ra, tất cả các doanh nhân đều phải trải qua những thử thách mang tên “thất bại” trước khi đạt đến thành công về tài chính. Đại tá Sandlers, người sáng lập chuỗi cửa hàng gà rán nổi tiếng thế giới KFC đã bị từ chối đến 1.009 lần khi cố gắng bán thực đơn gà rán của mình trong thời gian đầu.
Bạn sẽ giống ai trong số những người thành đạt sau đây, hay sẽ ghi tên mình vào danh sách chung với họ?

Giọt đắng mang tên cơ hội

Từ cà phê "kho", cà phê "bít tất" đến cà phê phin, rồi sau này là cà phê pha máy..., người Việt đã dung hòa và chấp nhận tất cả các thể loại cà phê. Và việc ra quán thưởng thức cà phê đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt, khiến việc mở quán cà phê trở thành sự lựa chọn và là mảnh đất kinh doanh màu mỡ của nhiều bạn trẻ khi bắt tay vào khởi nghiệp.


Dám dấn thân và biết chấp nhận thất bại

Lâu nay nhiều người vẫn nghĩ, kinh doanh quán cà phê rất "dễ ăn" nhưng thật ra không phải vậy. Theo ông Trương Đức Long, Phó giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thi Lâm, đơn vị sở hữu chuỗi cà phê Chuông gió và Bazar, dù hiện nay "ra ngõ là gặp quán cà phê” nhưng kinh doanh quán cà phê vẫn chưa bão hòa nên người khởi nghiệp vẫn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh này.
"Tuy nhiên, vấn đề chính là doanh thu và lợi nhuận nên đã lựa chọn khởi nghiệp trong ngành này thì phải biết chấp nhận thất bại, phải dám dấn thân", ông Long khẳng định.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Vũ Đức Thuận, chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực, xây dựng mô hình các quán cà phê, cũng nhắc nhở, điểm mấu chốt trong kinh doanh quán cà phê là không nên mở quán theo kiểu "thấy người ta làm được mình bắt chước làm theo", mà phải có sự sáng tạo của riêng mình.
"Điều cần nhất là phải có ý tưởng và số vốn dự trữ", ông Thuận nhấn mạnh, thế nên, với những người trẻ, chưa có vốn nhiều thì rất cần tìm được người hợp tác phù hợp. Ông tư vấn: "Điều tối kỵ là tìm đối tác giống mình về mọi mặt, tốt nhất là nên có nhiều điểm khác nhau để có thể bổ sung cho nhau".
Theo vị chuyên gia này, điểm cốt lõi không thể bỏ qua là chia rõ trách nhiệm và quyền lợi, làm thì được hưởng lương, không làm chỉ được hưởng lợi với tư cách cổ đông. Đồng thời phải có báo cáo hằng tuần và những mục tiêu, chiến lược đi kèm với thời gian cụ thể, tính toán khi nào hoàn vốn...
Từng thất bại trong lần hùn hạp khởi nghiệp trước đây, bài học kinh nghiệm ông Trương Đức Long rút ra là cần tìm hai hoặc ba người bạn thực sự đam mê kinh doanh quán cà phê, có cái nhìn khác mình để có thể bổ sung cho mình, chia sẻ công việc.
Những cam kết và ràng buộc về hợp đồng là thiết yếu để đảm bảo mọi việc ở trong tầm kiểm soát. Ông Long khuyên: "Cần thẳng thắn nhìn nhận ưu và nhược điểm của mình, tránh tìm đối tác có cùng điểm mạnh như mình vì sẽ gây lãng phí”.
Tham khảo câu chuyện của Cà phê Cashflow do một nhóm 20 bạn trẻ có cùng đam mê mở ra, cùng đóng góp để có được số vốn 1 tỷ đồng, sẽ thấy họ thành công là nhờ đồng lòng, có chung tầm nhìn và hướng đi.
Hiểu cà phê tận gan ruột
Bước qua điểm khởi đầu, dấn thân vào kinh doanh cà phê là một tổng hòa rất nhiều yếu tố. Đến từ Trường Kinh doanh Tài Danh, chị Nguyễn Trúc Chi cho biết, một chủ quán cà phê không đơn thuần chỉ biết cách pha chế cà phê mà phải hiểu cà phê tận gan ruột và phải học mọi thứ, từ quản lý, marketing đến trang trí nội thất...
Bởi ngành hàng cà phê hết sức đặc thù và có thể nói, một ngày của người Việt không thể thiếu cà phê. Khách thưởng thức cà phê bằng ngũ quan, bằng sự cảm nhận chứ không đơn thuần là một sự uống cơ học.
"Đó là lý do việc kinh doanh dịch vụ giao cà phê tận nơi có nguy cơ "chết yểu", vì đa số khách thích tận hưởng không gian quán sá”, chị Chi chia sẻ.
Nhận định của chị Chi cũng là ý kiến của rất nhiều chuyên gia trong ngành. Theo ông Trương Đức Long, người điều hành quán cà phê phải thực sự hiểu khách quen đến với quán vì điều gì. "Marketing có thể kéo khách đến, nhưng giữ được khách ở lại, trở thành "khách hàng thân thiết" của quán mới là điều quan trọng.
Phải nắm bắt được cảm xúc của khách hàng", ông tư vấn. Tuy nhiên, mỗi đối tượng khách hàng lại có cảm nhận riêng nên người kinh doanh quán cà phê cũng đừng nên tham vọng xây dựng quán phù hợp với mọi đối tượng khách.
Thay vào đó, cần tập trung xây dựng gu riêng của quán, nhắm đến khách hàng tiềm năng và phục vụ thật tốt, tích cực phát huy thế mạnh sẽ tốt hơn cho việc kinh doanh của mình.
Một ý tưởng đáng để những người đang muốn gia nhập "làng kinh doanh cà phê” tham khảo là mở quán ở ngoại thành, tránh xa vùng trung tâm đô thị để tránh cạnh tranh khốc liệt, đồng thời dễ tạo được sự khác biệt.
Không chỉ khai sinh quán mới, theo chị Trúc Chi, thử sức với một quán cà phê được sang nhượng lại và bắt tay làm mới lại theo ý mình cũng là ý tưởng không tệ. Bởi mọi thứ căn bản đã có sẵn, đã đi vào quỹ đạo, người chủ mới cũng đỡ mất công gầy dựng.
Có không ít trường hợp người chủ cũ phải sang quán do thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh, chứ không hẳn là kinh doanh thất bại, và giá sang quán thường rất hời.
"Người mới có thể sở hữu cơ ngơi cả tỷ đồng với giá vài trăm triệu đồng là chuyện không hiếm gặp. Với cái nhìn sáng suốt của người ngoài cuộc, người mới sẽ nhận ra nút thắt để tháo gỡ và có thể xây dựng quán theo phiên bản của riêng mình", chị Chi tiết lộ.


HOÀNG - KHÁNH

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Dựng cơ nghiệp từ... gà đẻ trứng, thu bạc tỷ mỗi năm

Từ tay trắng, giờ đây vợ chồng ông Nguyễn Quý Thảo (khu 3, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ nuôi gà đẻ trứng.

 



Sinh 5 đứa con, vợ chồng chủ yếu kiếm sống từ mấy đám ruộng, nên gia cảnh đã qua nhiều năm tháng nghèo khó. Năm 1997, tích góp được ít tiền, vay mượn thêm bà con họ hàng, vợ chồng ông mua 100 con gà giống về nuôi. Nhờ chăm lo chu đáo, gà đẻ trứng nhiều, vợ chồng ông bắt đầu có lãi. Thấy được hiệu quả, ông đầu tư mở rộng chuồng trại, mua thêm con giống về nuôi. Từ 100 con, rồi 200, 500, 1.000 con... thu nhập của vợ chồng ông theo đó cũng tăng lên. Các khoản nợ được ông thanh toán hết.
Năm 2008, được cho thuê 2,7ha đất tại thôn Nam Phước, xã Đại Tân để làm trang trại. Năm 2009, tôi đầu tư gần 3,5 tỷ đồng làm trang trại khép kín trên diện tích 5.000m2. Ông vay thêm ngân hàng để đầu làm 5 nhà nuôi gà, mua máy xay xát, con giống, đào ao thả cá... Hiện, trang trại của ông thường xuyên có 15.000 gà đẻ trứng.

Ông còn nuôi gối đầu 5.000 gà con giống và đào ao thả cá trê lai, trồng cây ăn quả, thả vịt… Theo ông Thảo, với giá trứng hiện nay, mỗi tháng doanh thu của ông trên 650 triệu đồng, mỗi năm gần 8 tỷ đồng.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Sức mạnh lòng kiên nhẫn

hẳng một doanh nhân nào đi kinh doanh lại muốn doanh nghiệp (DN) của mình mãi đì đẹt. Càng chẳng một vị lãnh đạo đất nước nào có thể ngồi yên khi kinh tế nước mình không thể có bước đột phá mạnh mẽ.
 
Nhưng dường như, ở một thời điểm nào đó, người ta phải biết chấp nhận và biết đi chậm lại. Và đó là lúc đòi hỏi lòng kiên nhẫn.
 
www.strategy.vn, sức mạnh, kiên nhẫn, kinh doanh, tăng trưởng kinh doanh, kinh doanh bán lẻ, thuê mặt bằng, location, mặt bằng kinh doanh, thị trường bán lẻ
Đầu tư về hạ tầng là một trong những ưu tiên để phát triển kinh tế năm 2013 và những năm tới
Sức mạnh
 
Rất tình cờ, một ngày cuối năm 2012, khi “lang thang” trên mạng, nhìn thấy bài giới thiệu cuốn sách “Sức mạnh của lòng kiên nhẫn” của M.J.Ryan. Và có một câu nói trong cuốn sách khiến tôi cực kỳ ấn tượng: “Chìa khoá cho mọi vấn đề là lòng kiên nhẫn. Đĩa thịt gà thơm ngon ta có được là kết quả của cả một quá trình bắt đầu từ khi ấp trứng, chứ không đơn thuần từ hành động đập vỏ mà ra” (Arnold H. Glasgow).
 
À, tất nhiên, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Nhưng tự dưng, đọc câu ấy, lại nhớ đến ông Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Vị chuyên gia này, khi nói chuyện tái cơ cấu nền kinh tế luôn bảo rằng, lý do mà tiến trình này vẫn chậm là vì chúng ta chưa biết cách chấp nhận hy sinh trong ngắn hạn. “Muốn tái cơ cấu, phải chấp nhận trả giá, phải có một bộ phận DN đóng cửa, phá sản, một lượng lao động mất việc làm, một số ngành bị thu hẹp. Nếu không, không thể tái cơ cấu”, ông Bá nói.
 
Ngẫm lại, những điều ông Bá nói không phải không có lý. Nó cũng giống như câu chuyện năm qua, có tới 51.800 DN gặp khó khăn phải giải thể, ngừng hoạt động. Nhìn con số này, người bi quan lo sợ, hốt hoảng. Người lạc quan và hiểu chuyện thì nói, cuộc sàng lọc tất yếu mà thôi.
 
Chẳng phải, rất nhiều đại gia đã lao đao trong năm qua hay sao? Một Diệu Hiền của Bianfisco, một thời lừng lẫy trong giới kinh doanh thủy sản. Một Đặng Thành Tâm, từng giàu nhất sàn chứng khoán, nay cũng nợ nần không ít. Một Tập đoàn Thái Hòa, từng đứng đầu Bảng xếp hạng Tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011, một thương hiệu lớn trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê, vậy mà giờ nợ tới hơn 1.200 tỷ đồng. Và mới đây, một Mai Linh, tưởng “vững như bàn thạch” trong giới kinh doanh taxi, phải bán nhà, bán xe để trả nợ…
 
Mỗi người mỗi cảnh. Nhưng người ta nói nhiều nhất là bởi, các đại gia ấy đã tăng trưởng quá nhanh, quá nóng dựa trên nguồn lực có hạn. Lại chẳng thuộc lời dạy của người xưa “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, vừa thành công đã vội đổ vốn đi đầu tư hết chỗ này, nơi khác.
 
DN lớn còn thế, huống hồ DN nhỏ. Tất nhiên, nguyên nhân đầu tiên là vì kinh tế mấy năm rồi khó khăn quá. Nhưng cũng chẳng phải không có lỗi từ DN. Bởi rõ ràng nhất, vẫn có những DN vượt giông bão, ăn nên làm ra. Viettel là ví dụ điển hình. Tài là ở người chèo chống. Biết trong nguy có cơ, để tái cơ cấu, lành mạnh hóa hoạt động của DN, để chuẩn bị cho cuộc đua dài hơi hơn.
 
Nói vậy để thấy rằng, ông Bá có lý lắm chứ. Cuộc chơi nào cũng cần có sự sòng phẳng, có người thắng, kẻ thua. Kẻ vững tay chèo sẽ thắng, để từ đó, hệ thống DN Việt Nam khỏe mạnh hơn, vững vàng hơn. Đó là một sự trả giá khôn ngoan.
 
Cũng giống như câu chuyện năm vừa rồi, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt mức 5,03%. Bảo thấp, thì đúng thật rằng thấp. Hỏi đánh đổi hay không, thì thật khó trả lời, nhưng có một cái được rất rõ ràng, là kinh tế Việt Nam năm 2012 ổn định hơn trước rất nhiều. Và muốn ổn định, phải chấp nhận hy sinh trong ngắn hạn, chấp nhận tăng trưởng thấp hơn. Có sự ổn định, mới có thể có điều kiện để tăng tốc trong tương lai.
 
Đã có một thời, kinh tế tăng trưởng quá nóng. Lại chỉ tăng trưởng theo chiều rộng, tức là dựa vào vốn và đầu tư là chủ yếu. Nay muốn tái cơ cấu nền kinh tế, muốn tăng trưởng có chất lượng, dựa vào chiều sâu, vào năng suất, chất lượng và hiệu quả, thì phải biết chấp nhận trong một giai đoạn nhất định, nền kinh tế sẽ đi chậm lại. Thậm chí, chấp nhận hy sinh và trả giá. Biết kiên nhẫn để từng bước vượt qua khó khăn, thách thức.
 
Hình như, các nhà tài trợ cũng đã hơn một lần khuyến nghị rằng, Việt Nam phải thật sự kiên nhẫn. Đừng vội nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa, vì rủi ro còn lớn. Đừng buông lơi quá trình tái cơ cấu, bởi bẫy thu nhập trung bình đang rình rập trước mắt.
 
Nhưng người Việt Nam đã thực sự kiên nhẫn?
 
Có một chuyện bao năm nay vẫn khiến các nhà hoạch định chính sách đau đầu. Ấy là cứ mỗi đầu năm hay cuối năm, khi xây dựng kế hoạch năm tới, hay tổng kết năm cũ, các địa phương luôn rất tự hào, tăng trưởng GDP của tỉnh mình tăng gấp mấy lần so với cả nước. Lạ thế, trong khi GDP cả nước chỉ tăng trưởng 5,03%, thì khắp nơi, tỉnh này báo cáo GDP “nhà mình” tăng trưởng mười mấy phần trăm, địa phương kia thì bảo, chí ít cũng  9 - 10%, chứ chẳng kém. Đến TP.HCM cũng tự hào, tốc độ tăng GDP năm nay gấp 1,77 lần của cả nước. Muốn con số cả nước và địa phương khớp nhau, hoặc chí ít khoảng cách không quá xa, mà sao khó thế.
 
Dĩ nhiên, vấn đề còn nằm cách tính toán số liệu thống kê, nhưng dẫn thực tế này để thấy rằng, tư duy thành tích của cán bộ nhà ta còn lớn lắm. Và cái tư duy nhiệm kỳ ấy, rất có thể, sẽ kéo công cuộc cải cách đi chậm lại. Đang tăng trưởng 10 - 12%, liệu có “ông” nào chỉ chấp nhận 5 - 6%?
 
Vì thế, câu chuyện quan trọng nhất là nằm ở tư duy người lãnh đạo. Có sẵn sàng hy sinh trong ngắn hạn để nhìn về tương lai dài hơi hơn? Có thực sự kiên nhẫn chờ gà mẹ đẻ trứng, ấp, nở thành con, rồi nuôi lớn, hay chỉ thích ăn đong, chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt? Tái cơ cấu là một quá trình, dài lâu và không ngưng nghỉ, giống y như vậy. Ngẫm nghĩ, rồi mượn chữ của cuốn sách nói trên để mạn đàm rằng, giờ là lúc cần có sức mạnh của lòng kiên nhẫn.
 
Sự giới hạn
 
Lòng kiên nhẫn có sức mạnh vô cùng lớn lao. Nhưng cũng lại có những giới hạn của nó. Bởi thế, từ năm 2008, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, cộng đồng DN, người dân đã chung tay với Chính phủ, chia sẻ và đồng hành với những khó khăn chung, cùng nỗ lực thực hiện bao biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Những kết quả đạt được chẳng phải ít. Nhưng 5 năm qua, để nhìn lại, thì dù kiên nhẫn đến mấy, vẫn có người đặt câu hỏi rằng, hình như Việt Nam đang đi chậm lại rất nhiều. Sốt ruột cũng phải, khi kinh tế năm rồi chỉ có thể tăng trưởng 5,03%. Nợ xấu, hàng tồn kho và “băng” bất động sản, chứng khoán chưa gỡ được bao nhiêu. Tái cơ cấu kinh tế, vẫn những bước đi e dè và chậm chạp.
 
Đúng là, Việt Nam đã vượt qua được rất nhiều khó khăn, thách thức để từ một nước nông nghiệp lạc hậu, với thu nhập bình quân đầu người chỉ 140 USD/năm (năm 1992) lên 1.540 USD/năm vào năm 2012, song nếu thẳng thắn nhìn nhận, thì tiến trình cải cách của Việt Nam đang chậm dần. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thậm chí đang giảm dần.
 
Việt Nam cũng đã xác định trong Chiến lược 10 năm 2011 - 2020, sẽ thực hiện 3 đột phá chiến lược (gồm thể chế, hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực), nhưng để nói rằng, đã thực sự có những hành động mang tính đột phá để “3 mũi giáp công” này trở thành đột phá chiến lược hay chưa, thì là chưa.
 
Trò chuyện với tôi, nhiều vị chuyên gia tỏ ý sốt ruột. Thể chế, hạ tầng thì đã đành, đột phá không phải là đơn giản. Nguồn lực để thực hiện cũng đang ngày một thu hẹp dần. Còn chất lượng nguồn nhân lực, chỉ nói một chuyện cải cách giáo dục mà bao lâu nay, vẫn chẳng đến đầu, đến đũa. Đến nỗi, bây giờ, chẳng phải chỉ có bong bóng bất động sản, chứng khoán, mà còn có cả “bong bóng” đại học - một thuật ngữ không mấy ai hiểu nổi.
 
Thận trọng là cần thiết. Lộ trình là quan trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa không cần những hành động cụ thể và quyết liệt. Tất cả mọi thứ dường như đang thử thách lòng kiên nhẫn của mọi người, bởi thời gian đang cạn dần, nguyên nhân ngày càng sâu xa hơn và rủi ro, thì càng lớn hơn. Nếu không có giải pháp kiên quyết, Việt Nam cũng có khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình, với năng lực cạnh tranh thấp, với khả năng quay trở lại tình hình bất ổn định tái diễn làm nghiêm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng trong xã hội.
 
Hỏi những người dân thường, họ sẽ chẳng thể trả lời được thế nào là bẫy thu nhập trung bình. Với họ, nỗi lo chỉ là túi tiền đang ngày càng cạn dần. Là cơm áo gạo tiền, là sinh kế hàng ngày. Nếu nền kinh tế không nhanh quay về thế ổn định, rồi từng bước tăng tốc trong tương lai, thì làm sao dân Việt có đời sống ấm no hơn, hạnh phúc hơn?
 
Chợt nhớ mới đây thôi, ICAEW, một thành viên sáng lập của Liên minh Kế toán toàn cầu, công bố rằng, chất lượng sống tại Việt Nam đang tăng lên. Cũng mừng vì thông tin ấy, có điều, nó lại có được là nhờ gia tăng dân số của Việt Nam đã chậm lại.
 
Nâng cao chất lượng sống một cách thực chất và bền vững phải là năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế tăng lên. Là thu nhập người dân từng bước được cải thiện. Là không phải chỉ là lo tiền chợ mỗi ngày…
 
Và thời điểm hành động
 
Việt Nam đã xây dựng Chiến lược 10 năm với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Thông điệp cải cách cũng đã liên tục được Chính phủ khẳng định nhất quán. Nhưng bấy nhiêu thôi, thì dường như vẫn chưa đủ. Và hình như, cũng đã rất nhiều người nói rằng: bây giờ, chính là thời điểm để hành động.

Để trở thành ông chủ của chính mình

Nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo lắng vì bạn không đơn độc. Trên thực tế, tình hình nền kinh tế hiện nay đã tạo cơ hội cho nhiều người tìm được những cơ hội nghề nghiệp mà trước đây họ nghĩ rằng không hề dành cho mình.
 
                  www.strategy.vn, khời nghiệp, ông chủ chính mình, giá trị công việc, triết lý khởi nghiệp, đam mê công việc, khơi lòng đam mê
Trong khi đó lại có những người thích tạo ra công việc mình yêu thích, phù hợp với mục đích cuộc sống riêng. Và đây là 8 lời khuyên để bạn có thể bắt đầu công việc ngay từ hôm nay:
 
 
1. Tự khẳng định mình
 
 
Nếu chưa hài lòng với hoàn cảnh hiện tại thì bạn cũng phải thừa nhận rằng ngoài bản thân ra không một ai có thể thay đổi được hoàn cảnh đó. Chẳng hay chút nào nếu chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh kinh tế, lãnh đạo, người thân. Chỉ khi bạn có một quyết định đúng đắn thì sự thay đổi mới xảy ra. 
 
 
2. Nhận biết công việc kinh doanh phù hợp 
 
 
Chúng ta thường bỏ qua trực giác của mình dù biết rằng nó mách bảo đó là sự thật. Hãy tự hỏi chính mình xem "Điều gì mang lại năng lượng sống cho bạn mỗi khi thấy mệt mỏi?". Hãy nhìn thẳng vào những khía cạnh khác nhau của bản thân như tính cách, các mối quan hệ xã hội, tuổi tác và lắng nghe trực giác của chính bạn. Làm sao để nhận biết được hoạt động kinh doanh nào là "phù hợp" với bạn? Đối với kinh doanh, có 3 cách tiếp cận phổ biến sau: 
 
 
Biến kinh nghiệm thành sản phẩm:Bạn hãy nghĩ tới công việc đã làm thuê trước đây và tìm cách tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng mình từ chính những kỹ năng đó.
 
 
Học theo người khác: Hãy học hỏi những doanh nghiệp khác mà bạn quan tâm và hãy cạnh tranh khi bạn đã xác định được hoạt động kinh doanh mà mình yêu thích. 
 
 
Tìm ra hướng đi mới: Hãy đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đưa ra là mới nhất và bạn hiểu rõ chúng nhất trước khi bỏ tiền ra nếu bạn chọn cách tiếp cận này.
 
 
3. Hoạch định kinh doanh giúp cải thiện cơ hội thành công
 
 
Việc lập kế hoạch sẽ giúp tiếp cận thị trường nhanh hơn, thế nhưng hầu hết mọi người không làm vậy. Một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn có được sự định hướng rõ ràng, tập trung và tự tin hơn trong quyết định của mình. Một kế hoạch không nhất thiết phải dài hơn một trang giấy vì ngay khi bạn viết ra được mục tiêu, chiến lược và các bước hành động của mình thì công việc kinh doanh của bạn đã trở nên thực tế.
 
Bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau: 
 
 
Tôi định tạo dựng điều gì?
 
Đối tượng được phục vụ là ai?
 
Tôi cam kết gì với khách hàng/người tiêu dùng cũng như bản thân? 
 
Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hành động để đạt được mục đích của tôi là gì? 
 
 
4. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu trước khi bỏ vốn 
 
 
Trước khi bạn bỏ vốn cần tìm hiểu xem mọi người có muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không? Đây là điều quan trọng nhất giúp bạn có thể chứng minh thị trường tiềm năng. Nói cách khác, ai là người sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngoài gia đình hay bạn bè? Biên độ Quy mô thị trường mục tiêu của bạn là gì? Khách hàng của bạn là những ai? Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ không? Tại sao mọi người lại cần đến nó?
 
 
5. Nắm vững tài chính cá nhân và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp 
 
 
Bạn cần cân nhắc kỹ loại hình kinh doanh của mình: cá thể (quỹ đầu tư nhỏ), nhượng quyền (điều tiết được lượng vốn), công nghệ cao (đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn). Cần dựa vào khả năng tích lũy vốn vào thời điểm quyết định kinh doanh để lựa chọn chứ không phụ thuộc vào cách mà bạn kiếm được chúng. 
 
 
6. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ 
 
 
Bạn đã thực hiện những cam kết trong nội bộ công ty. Giờ điều bạn cần là tạo ra mạng lưới những người ủng hộ, những cố vấn, đối tác, đồng minh và cả những người phân phối. Nếu bạn tin tưởng vào khả năng của công ty mình, những người khác cũng sẽ tin tưởng nó. Dưới đây là một số cách cơ bản để bạn kiến tạo được mạng lưới của riêng mình: 
 
 
- Khi tham gia vào những sự kiện xã hội hãy hỏi mọi người xem bạn có thể làm gì giúp họ. Chìa khóa ở đấy là lắng nghe mọi người chứ không phải ca ngợi về bản thân hay công ty của bạn. 
 
- Dù tham gia vào nhóm nào, hãy lịch thiệp, giúp đỡ mọi người và tổ chức giới thiệu miễn phí. 
 
- Bạn sẽ là người đầu tiên xuất hiện trong tâm trí những người từng được bạn giúp đỡ khi họ cần dịch vụ của bạn hoặc họ bắt gặp một ai khác cũng có nhu cầu. 
 
 
7. Bán hàng bằng cách tạo ra giá trị
 
 
Hãy quan niệm rằng bạn đang phục vụ khách hàng của mình. Và lẽ dĩ nhiên, càng nhiều người "được bạn phục vụ" bạn càng kiếm được nhiều tiền. Để quan tâm đến khách hàng, bạn hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: 
 
 
- Điều gì mà tôi có thể mang lại cho khách hàng của mình? 
 
Tôi sẽ làm thế nào để giúp khách hàng theo đuổi được mục tiêu riêng của họ? 
 
 
Phương pháp tiếp cận này là một cách làm mới sản phẩm và đưa ra một sản phẩm giá trị hơn mà người tiêu dùng sẽ đánh giá cao. Hãy thông báo cho mọi người biết. 
 
Luôn luôn sẵn sàng để nói cho mọi người biết về bạn và những điều bạn làm với một niềm tin chứ không phải là sự biện bạch. Bạn hãy sử dụng những công cụ trực tuyến hiệu quả như Twitter, Facebook, YouTube, LinkedIn để đăng tải tin tức. Nhưng bạn cũng đừng nên đánh giá thấp sức mạnh của những phương tiện truyền thông khác như tiếp thị trực tiếp, website, tiếp thị trực tuyến, quan hệ công chúng, blog, những chuyên mục kinh tế, những bài báo, bài diễn thuyết, email, thư, và một phương tiện cũ kỹ mà lại rất quan trọng đó chính là điện thoại.
 

Liệu trường học có thể giúp bạn trở thành một doanh nhân giỏi

Trong quá trình làm phóng viên kinh doanh, tôi (Antonio Neves ) đã phỏng vấn rất nhiều doanh nhân. Tất cả họ đều có một điểm chung đó là niềm đam mê với công việc. Và một điểm tất cả họ không có chung đó là nền tảng học vấn.
 
 
www.strategy.vn, khời nghiệp, trường học và trường đời, ý tưởng khởi nghiệp, giá trị công việc, triết lý khởi nghiệp, đam mê công việc, khơi lòng đam mê
 
 
Một số doanh nhân có bằng tú tài. Nhiều người khác có bằng cử nhân. Những người khác thì có bằng MBA. Về mặt học vấn mà nói thì giới doanh nhân chắc chắn không phải là một thế giới phù hợp với tất cả mọi đối tượng.
 
 
Vì vậy, tôi đã đặt cho các doanh nhân một câu hỏi mà chính họ cũng tự hỏi mình tại nhiều thời điểm: Liệu học về kinh doanh có khiến bạn trở thành một doanh nhân giỏi hơn không?
 
 
Có thể dạy kinh doanh không?
 
 
Kinh doanh là một ngành “hot”. Trên khắp nước Mỹ có rất nhiều chương trình đào tạo đại học và trên đại học về kinh doanh. Nhưng điều này lại đặt ra một câu hỏi: liệu kỹ năng này có thể học trong trường hay trong quá trình làm việc?
 
 
Theo bà Caroline Daniels, giáo sư trường Babson College- trường được xếp hàng top về chương trình đào tạo kinh doanh tại Mỹ thì: "Kinh doanh có thể học được. Nhưng niềm đam mê đối với một ý tưởng và cơ hội phải xuất phát từ chính doanh nhân”.
 
 
Những người ủng hộ việc đào tạo doanh nhân cho rằng nó cung cấp cho sinh viên các công cụ để nhận biết các cơ hội và phát triển thành các hình mẫu doanh nhân thành công. Nhưng với nhiều người, việc đào tạo doanh nhân nên mở rộng ra bên ngoài lớp học.
 
 
Chris Guillebeau, tác giả của bài viết ăn khách "The $100 Startup" trên tờ thời báo New York cho rằng: " Bạn có thể học càng nhiều càng tốt từ nhiều nguồn khác nhau. Kinh nghiệm có thể là người thầy tốt nhất nhưng chắc chắn bạn có thể học theo các cách truyền thống hoặc phi truyền thống”.
 
 
Đối với nhiều người, một tấm bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng MBA sẽ mở ra cánh cửa bước vào thế giới doanh nhân. Thực tế, nhiều người tốt nghiệp có bằng MBA mở công ty riêng chứ không tìm những công việc truyền thống khác. Theo ghi nhận đã có 16% sinh viên tốt nghiệp lớp kinh doanh của trường đại học Stanford năm 2011 đã quyết định mở công ty riêng.
 
 
Và đương nhiên, có nhiều CEO các công ty mới mở cảm thấy bằng cấp cũng góp phần đem lại cổ tức cho họ. Michael Karnjanaprakorn, CEO của công ty Skillshare cho biết "Bằng tốt nghiệp đại học của tôi do VCU Brandcenter cấp thực sự đã hình thành nên cách nghĩ của tôi về sự sáng tạo, đổi mới và phá vỡ hiện trạng. Điều đó đã giúp tôi trở thành một doanh nhân tốt hơn vì nó cho phép tôi nhìn nhận thế giới theo một cách khác đi và công ty tôi đã ra đời từ đó”.
 
 
Bằng cấp có đáng giá như thế không?
 
 
Với tỷ lệ thất nghiệp cao và nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay thì các công ty như Thiel Fellowship và UnCollege đang thách thức hiện trạng và sự kỳ vọng vào không chỉ lĩnh vực đào tạo kinh doanh mà cả nền giáo dục đại học nói chung.
 
 
Karnjanaprakorn "Trường đại học không phải 100% là thảm họa như hầu hết mọi người nghĩ. Tôi nghĩ tính thời điểm đối với các doanh nhân là khác nhau. Một số người mở công ty lúc 18 tuổi và những người khác như tôi thì mở công ty lúc 28 tuổi”.
 
 
Nhưng với các khoản nợ cho vay dành cho sinh viên ngoài tầm kiểm soát thì chi phí giáo dục truyền thống là điều đáng để cân nhắc, nhất là đối với các doanh nhân giàu tham vọng phải chạy chương trình khởi động khi khởi động một công việc làm ăn mới.
 
 
Guillebeau, từng học về nghiên cứu quốc tế và xã hội học tại trường đại học cho rằng: "Quá nhiều người trẻ dành hàng chục ngàn đô la để học làm những ngành không hề tồn tại”.
 
Theo một số người, trường đại học chỉ cung cấp được một phòng thí nghiệm để thử nghiệm.
 
Danial Malik, sinh viên đại học vừa tốt nghiệp năm 2012 cho biết: "Babson College đã tạo cho tôi một môi trường an toàn, được
kiểm soát để tăng trưởng và phát triển thành một cá nhân và khám phá thế giới và vị trí của tôi trong môi trường đó. Thực hiện việc này hơi phức tạp một chút nếu bạn không học ở trường đại học”.
 
 
Nhận định: Bạn có nên học kinh doanh không?
 
 
Nếu bạn còn đang phân vân xem liệu mình nên dành ra một khoảng thời gian tạm dừng để tới trường học về kinh doanh hay không thì câu trả lời ngắn gọn sẽ là: còn tùy. Sau cùng thì giáo dục đại học vẫn là sự đầu tư tài chính lớn. Tất cả những người tôi từng phỏng vấn đều gợi ý nên xem xét kỹ chương trình giảng dạy ở trường đại học mà bạn dự định chọn trước khi dốc sạch tài khoản ngân hàng vào đó.
 
 
Guillebeau chia sẻ: "Trong nhiều thập kỷ, hầu hết các khoa kinh doanh tại các trường đại học ở Mỹ đều đã đào tạo sinh viên thành các nhà quản lý tầm cỡ lọt vào top 500 công ty tiêu biểu do tạp chí Fortune bầu chọn. Đây là nghề nghiệp khác biệt so với việc trở thành một doanh nhân”.
 
 
Một việc mà các doanh nhân làm tốt đó là hành động, nhưng lúc nào thì cần dành thời gian và tiền bạc để theo học lấy bằng?
 
 
Daniels chia sẻ: "Bước đầu tiên có thể khiến bạn nản chí. Nhưng phương pháp luận và việc tạo ra các cơ hội và các mô hình kinh doanh trong trường đại học qui tụ nhiều cá nhân có cùng suy nghĩ và năng lượng như bạn có thể tạo ra sự khác biệt”.
 
 
Vậy bạn nên vào lớp học hay tự mình trải nghiệm và rút ra bài học? Không chỉ có một cách đúng. Có vẻ như sẽ có nhiều lợi thế nếu kết hợp cả hai hình thức này.
 
 
Karnjanaprakorn nhận định: "Có những thứ nhất định có thể dạy được như kiến thức khung các khái niệm nhưng chỉ có một cách để học về kinh doanh – đó là tự mình làm việc đó”.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Khởi nghiệp kinh doanh - Từ A đến Z




Tiền là bước đầu tiên để khởi động một doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn chưa có một khoản kha khá, hãy tìm nguồn để vay (bạn bè, gia đình, ngân hàng).

Business Plan: Kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh không đơn giản chỉ là giấy tờ tài liệu, nó bao gồm rất nhiều các bản nghiên cứu như là những cuộc khảo sát thăm dò ý kiến với các khách hàng tiềm năng, những tính toán về tài chính, ước tính lỗ lãi,... Bản kế hoạch sẽ cung cấp cho bạn phương hướng, những quyết định chính xác để xác lập thị trường, tìm các mối quan hệ,…

Trong bản kế hoạch, cần có chiến lược toàn diện cho doanh nghiệp, chiến dịch marketing (xác định khách hàng, sản phẩm, nhu cầu, thị trường, đối thủ cạnh tranh, giá cả, lượng tiêu thụ, nhân sự, kế hoạch tài chính, quảng cáo, khuyến mãi,…).

Create a perfect business cards: In những tấm danh thiếp hoàn hảo

Danh thiếp không tiêu tốn của bạn nhiều tiền, nhưng giúp bạn khởi động tốt cho các mối quan hệ làm ăn và tạo độ tin tưởng với đối tác, khách hàng. Trên danh thiếp cần in đầy đủ thông tin về công ty bạn; tránh những họa tiết quá màu mè, rắc rối (trừ khi bạn kinh doanh về các sản phẩm đòi hỏi tính sáng tạo và nghệ thuật cao); giấy in chất lượng tốt.

Design a brochure: Thiết kế sách mỏng dùng cho quảng cáo

Nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu; hình ảnh quảng cáo chuyên nghiệp và đảm bảo các thông tin liên lạc chính xác. Chọn màu và chất lượng giấy đẹp, phong cách phù hợp với loại sản phẩm kinh doanh.

Effective advertising: Quảng cáo hữu hiệu

Cách quảng cáo rẻ nhất và nhanh nhất là thông qua truyền miệng, vì vậy hãy nói về kế hoạch kinh doanh của bạn với toàn bộ gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp cũ,…

Ngoài ra có nhiều cách như phát tờ rơi, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nếu bạn đủ điều kiện tài chính.

Friendly service: Phục vụ thân thiện

Dù trong trường hợp nào đi nữa thì bạn cũng nên nhớ một nguyên tắc vàng của những nhà kinh doanh: “Khách hàng luôn luôn đúng” và “80% lợi nhuận là do khách hàng mang lại”. Vì thế, đừng thất thố với khách hàng. Hãy luôn là người chủ động gọi cho họ. Tỏ ra quan tâm đến quyền lợi của họ, không thất hứa với khách hàng.

Get your head around it: Chuẩn bị kỹ lưỡng

Hãy nghiên cứu cẩn thận sản phậm bạn định kinh doanh cũng như những vấn đề liên quan đến việc kinh doanh. Đọc sách báo, tìm hiểu qua nhà tư vấn và internet,… Việc làm này giúp bạn tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc.

Heating up cold calls: Hâm nóng những cuộc điện thoại

Nói một cách khác là hâm nóng những mối quan hệ với đối tác và khách hàng. Đừng lãng quên ai cả nếu bạn không muốn họ lãng quên công ty của bạn.

Increase sales: Tăng doanh số bán hàng




Tăng giá trị cho sản phẩm và chiêu mộ khách hàng bằng cách gửi kèm quà tặng, mua hai tặng một, bảo hành thường xuyên,… Tận dụng những dịp hội chợ, triển lãm để quảng bá cho sản phẩm của công ty bạn nếu có điều kiện.

Juggle your time: Sắp đặt lại quỹ thời gian của bạn

Khi đã quản lý được thời gian tức là bạn đang quản lý được công việc của mình.

Know your market: Nắm bắt thị trường

Nắm bắt và phát triển thị trường là một việc làm tối quan trọng của mọi doanh nghiệp, vì thị trường liên quan trực tiếp đến khách hàng, và khách hàng liên quan đến lợi nhuận.
Learn how to manage stress: Học cách giải tỏa căng thẳng

Cứ thử tự đứng ra kinh doanh mà xem, bạn sẽ thấy đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, công việc chiếm hết thời gian của bạn. Nếu không biết cách thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng, bạn sẽ nhanh chóng trở thành nô lệ của công việc đấy.

Market trends: Xu hướng thị trường

Quan sát mọi lúc mọi nơi bạn đến để nắm bắt ngay được xu thế phát của sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang kinh doanh.

Networking: Hệ thống mạng lưới

Thiết lập mối làm ăn với các doanh nghiệp khác. Ví dụ bạn mở dịch vụ kinh doanh áo cưới thì có thể làm ăn với các tiệm hoa tươi, các nhà tạo mẫu tóc, trang điểm,... Các dịch vụ này sẽ hộ trợ và giới thiệu khách hàng lẫn nhau.

Online selling: Bán hàng qua mạng

Một website có thể đưa tên tuổi doanh nghiệp và sản phẩm của bạn đến với rất nhiều khách hàng ở nhiều nơi khác nhau. Không những thế khách hàng sẽ rất hài lòng và tin tưởng với phương pháp bán hàng thuận lợi của bạn.

Pricing: Giá cả

Tất nhiên là khách hàng sẽ chỉ mua những sản phẩm của bạn với giá cả hợp lý. Để phục vụ được mức giá cạnh tranh này bạn phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng đấy.

Quit the rat race: Tìm lối đi thích hợp

Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động không thành công thì cũng đừng quá nặng nề. Có thể đó chưa phải là hướng đi thích hợp, hãy tìm ra một hướng mới để khắc phục những khó khăn đó.

Running your business: Điều hành doanh nghiệp

Mặc dù bạn thông thạo và nắm rõ các hoạt động trong doanh nghiệp nhưng bạn cũng chẳng thể giải quyết mọi việc từ A tới Z. Khi gặp khó khăn hãy tìm đến lời khuyên của các chuyên gia hoặc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước hay tham gia khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp.

Setting up a budget: Hạch toán ngân sách

Một bản dự thảo ngân sách sẽ giúp cho các kế hoạch trong tương lai của bạn, giúp bạn đạt được mục tiêu và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Tax tips: Các khoản thuế

Quản lý tài chính và các sổ sách kế toán chặt chẽ. Đừng gộp chung những khoản chi tiêu cá nhân với các khoản của doanh nghiệp.
Universal laws for avoiding bankruptcy: Hiểu biết luật để tránh phá sản

Nếu các hóa đơn đã đến thời hạn thanh toán mà bạn còn bí thì hãy khéo léo thương thảo để gia hạn thêm thời gian cho các khoản nợ; thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng.

Value for money: Kiếm lời qua giá trị của sản phẩm

Kiểm tra chất lượng sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Hãy kiểm tra sản phẩm thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn còn được sử dụng với chất lượng cao.


Work to do: Công việc cần làm
Bạn đừng quên những khoản như thuế VAT, thuế thu nhập...
X-filing your office: Văn phòng gọn gàng ngăn nắp

Bạn không thể điều hành một doanh nghiệp hiệu quả nếu bạn mất hàng giờ để tìm một tờ hóa đơn giữa hàng đống công văn và sổ sách. Vì vậy hãy tập thói quen ngăn nắp gọn gàng trong toàn bộ công ty, bất kỳ tài liệu nào bạn cần phải luôn đáp ứng sẵn sàng.

Your marketable image: Bạn là bộ mặt của công ty

Phong thái tự tin, chuyên nghiệp, cách ăn mặc gọn gàng lịch sự có thể nói lên khá nhiều điều không chỉ về bạn mà còn về doanh nghiệp của bạn nữa đấy.

Zero tolerance for failure: Không đầu hàng trước thất bại

Lời khuyên này có lẽ không mới và luôn luôn đúng, phải không? Không thất bại nào có thể quật ngã nổi bạn, đó chính là cách để bạn khẳng định mình.


Theo: vietbao

Kinh nghiệm kêu gọi vốn đầu tư

Nhiều bạn trẻ tuy đã có ý tưởng nhưng không biết làm cách nào tiếp cận được nhà đầu tư hoặc nếu được nhà đầu tư để ý thì “bẽn lẽn” không đánh giá đúng giá trị của mình.
Michael Goldberg, chuyên gia của Quỹ Bridge Investment Fund LP trong một buổi tư vấn về khởi nghiệp do Học viện TOPICA tổ chức đã đưa ra lời khuyên cho các học viên rằng tốt nhất đừng nên vay tiền của người thân, bố mẹ, vì sẽ mất luôn mối quan hệ đấy (ý Micheal ngầm nói vay tiền để khởi nghiệp rất khó trả - NV).
Vấn đề đặt ra là không vay người thân thì vay ở đâu? Một trong những nơi mà các bạn khởi nghiệp nên nghĩ đến đó là các quỹ đầu tư. Ngoài hỗ trợ bạn về tiền, họ còn có thể giúp bạn nhiều thứ khác như kinh nghiệm, mối quan hệ, niềm tin vào dự án bạn đang theo đuổi, giá trị thương hiệu của nhà đầu tư…
Nhiều bạn trẻ tuy đã có ý tưởng nhưng không biết làm cách nào tiếp cận được nhà đầu tư hoặc nếu được nhà đầu tư để ý đến thì “bẽn lẽn” nên nhiều khi không đánh giá đúng giá trị của mình. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trẻ đi trước có thể sẽ giúp ích các bạn trẻ muốn khởi nghiệp trong ngành CNTT.
Nắm rõ sản phẩm của mình

Từ kinh nghiệm của chính doanh nghiệp mình, ông Hồ Minh Đức, đại diện Naiscorp, doanh nghiệp được IDG và Softbank tài trợ đưa ra nhận xét, so với các ngành khác, khởi nghiệp trong CNTT có lợi thế hơn ở chỗ chỉ cần bạn nói ra ý tưởng, nhà đầu tư lập tức đưa ra quyết định đầu tư được hay không (nghĩa là có thể được đầu tư ngay từ giai đoạn ý tưởng – NV), trong khi với các ngành khác, phần lớn các dự án phải chạy một thời gian, phải có đội ngũ nhân sự, thị trường, báo cáo tài chính… để nhà đầu tư xem xét trước khi quyết định. Chính dự án về công cụ tìm kiếm socbay được đầu tư khi công ty Naiscorp chưa thành lập.

Vậy nhà đầu tư căn cứ vào đầu để có quyết định mạo hiểm như vậy? Theo ông Đức, 2 yếu tố quan trọng nhất là con người và ý tưởng/sản phẩm (trong lĩnh vực CNTT). Lý do có thể hiểu là bởi nhà đầu tư bao giờ cũng có những nghiên cứu rất kỹ về thị trường, vì vậy, chỉ cần ý tưởng/sản phẩm của bạn khớp với những điều nhà đầu tư đang cần, khả năng bạn được đầu tư là rất cao. “Nếu như bạn tiếp xúc được với nhà đầu tư đến buổi thứ ba thì khả năng thành công đến 50%”, ông Đức khẳng định.
Còn theo anh Nguyễn Hiến, đại diện một doanh nghiệp mới được Microsoft đỡ đầu (xin chưa tiết lộ), điều đầu tiên trong quá trình tìm kiếm đầu tư bạn phải nắm rõ về sản phẩm của mình, về quy mô thị trường, có kế hoạch cụ thể trong 3-5 năm tới về lộ trình sản phẩm và kế hoạch kinh doanh. Phải nêu rõ bạn cần bao nhiều tiền và chi tiêu số tiền đó vào những việc gì và hiệu quả mang lại ảnh hưởng đến dòng tiền ra sao. Việc này cần người có kiến thức vững về tài chính, kế toán. “Bản thân tôi cũng đã mất đến 2 tháng cho giai đoạn này”, anh Hiến cho biết.
Gây chú ý trước các nhà đầu tư
“Bạn nên tham gia vào các sự kiện có tính chất networking như launch meetup, Pitch bootcamp, mobile day... Đây là sự kiện tập trung rất nhiều nhà đầu tư để bạn có thể tiếp xúc và xây dựng các mối quan hệ. Tham gia các sự kiện đó bạn có thể “đăng đàn” trên sân khấu để giới thiệu về dự án của mình, gây chú ý đến các nhà đầu tư”, anh Hiến bật mí.
Ông Đỗ Tuấn Anh, sáng lập trang appota.com giới thiệu dự án của mình trước các nhà đầu tư tại Triển lãm Demo Asia (tháng 3/2012 tại Singapore)

“Trong những lần tiếp xúc đầu tiên với nhà đầu tư, bạn cần xem trước thật kỹ kế hoạch kinh doanh và luyện tập nhuần nhuyễn phần giới thiệu. Ở những lần gặp đầu tiên, bạn chỉ có từ 30giây - 2 phút để giới thiệu nhanh về dự án và gây ấn tượng với đại diện nhà đầu tư, nếu không qua bước này bạn có thể có cuộc gặp với quy mô lớn nơi có mặt đại diện cấp cao của nhà đầu tư.

Khi đã có buổi tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao tại trụ sở của họ chứng tỏ dự án của bạn có tiềm năng và bạn đã chứng minh được năng lực của mình, việc tiếp theo là tuân theo các yêu cầu cụ thể của nhà đầu tư như chỉnh sửa kế hoạch kinh doanh, lên kế hoạch marketing.... Quá trình này tuy khó nhưng có yêu cầu cụ thể và chỉ dẫn của nhà đầu tư nên mọi việc sẽ diễn ra tuần tự. Toàn bộ quá trình từ khí tiếp xúc đến khi nhận được vốn sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Điều quan trọng là bạn phải thật sự kiên trì và lắng nghe lời khuyên từ bạn bè và các chuyên gia có kinh nghiệm”, anh Hiến tiếp
Bạn cũng phải biết cách chọn nhà đầu tư
Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư mạo hiểm, chủ yếu chia 2 loại chính: quỹ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân. Các quỹ đầu tư thường đầu tư với quy mô tương đối lớn nhưng thủ tục kéo dài và các điều khoản ràng buộc rất chặc chẽ, bù lại mối quan hệ mà các quỹ đầu tư nắm trong tay sẽ giúp bạn rất nhiều. Các nhà đầu tư cá nhân thường quyết định đầu tư rất nhanh và thủ tục cũng nhanh gọn hơn nhưng nguồn vốn cung cấp khá hạn chế.
Có một thực tế là phần lớn doanh nghiệp trẻ khi đi xin vốn đều mang tâm lý của “kẻ ở chiếu dưới”. Theo ông Đức, điều này hoàn toàn sai lầm. Bản thân nhà đầu tư cũng luôn săn tìm những dự án có thể sinh lời để đầu tư. Nếu bạn tự tin với ý tưởng của mình, với những gì bạn đang làm, tại sao không định giá công ty mình với những giá trị mà bạn kỳ vọng. Nếu mang tâm lý của “kẻ ở chiếu dưới”, thường khi đàm phán bạn sẽ để việc định giá công ty thấp, tạo điều kiện cho nhà đầu tư chiếm dụng vốn cao. Và như vậy, sau này bạn sẽ có ý quyền quyết định hoạt động của công ty.
Nhà đầu tư có thể là người tiếp thêm sức mạnh cho bạn nhưng cũng có thể là người muốn thôn tính bạn. Hãy cân nhắc kỹ.

Dù chỉ có 1 hay nhiều nhà đầu tư đang “ve vãn”, bạn cũng nên tỉnh táo để tìm được nhà đầu tư phù hợp với định hướng, tầm nhìn của công ty. Ông Đức cảnh báo “nếu không cùng tầm nhìn, bạn có thể vô tình dìm chết công ty”. Nếu bạn và nhà đầu tư có cùng tầm nhìn, điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn, các kinh nghiệm của nhà đầu tư cũng sẽ giúp ích nhiều hơn cho công ty giúp cho việc triển khai các hoạt động nhanh hơn. Vì vậy, khi chọn nhà đầu tư, có 2 yếu tố bạn nên cân nhắc là: số vốn họ sẽ đầu tư cho công ty và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong lĩnh vực công ty đang theo đuổi.

Cần lường trước các rủi ro
Cũng theo ông Đức, để công ty phát triển càng cần nhiều nhà đầu tư. Có nhiều cổ đông lớn công ty càng lớn. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc kỹ. Cạm bẫy trên thương trường không ít, tình trạng cá lớn nuốt cá bé cũng nhiều và hãy hiểu rằng không ai cho không bạn cái gì. Vì vậy, hãy cân nhắc công ty sẽ được gì, mất gì? Ngoài được vốn và kinh nghiệm thì có ẩn chứa những nguy cơ gì?
Những nguy cơ này phải được nêu trong hợp đồng và điều lệ hoạt động của công ty. Theo ông Đức, không phải nhà đầu tư nào cũng có mục đích đầu tư để cùng phát triển, cùng ăn chia, có những nhà đầu tư nhằm thôn tính đối thủ “từ trong trứng nước”, lại có nhà đầu tư chỉ nhằm “bán lúa non”… Nếu bạn thực sự tâm huyết và sống chết cùng với ý tưởng/sản phẩm của mình, hẳn bạn không muốn những điều này xảy ra. Vì vậy, trong hợp đồng có thể đưa ra điều khoản “nếu bán thì ưu tiên bán trong cổ đông” hay “nếu bán thì bên A bị phạt…”. “Phải lường trước các tình huống để 2 bên cùng giải quyết”, ông Đức nhấn mạnh. “Thực sự thì Naiscorp đã phải thuê một công ty tư vấn luật soạn thảo trong 1 năm để hoàn thiện bộ hồ sơ đầu tư”, ông Đức cho biết.
Thay lời kết
Việc gì cũng cần phải học, kể cả kêu gọi đầu tư. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện 1 số khóa học về chủ đề này. Nếu bạn thực sự muốn tìm đến các nhà đầu tư trong giai đoạn khởi nghiệp, hãy tham gia vào các khóa học này.

3 tuần khởi nghiệp nhanh chóng

Bạn muốn tìm con đường khởi nghiệp nhanh? Bạn muốn chắc chắn đạt đến những đỉnh cao nhưng không sa đà khiến bạn lạc lối? Những hướng dẫn sau có thể giúp bạn khởi nghiệp trong vòng một tháng.

Không cần mất nhiều tháng hay hàng năm trời mới có thể khởi nghiệp.

TUẦN THỨ 1

Ngày thứ nhất: Khởi đầu bằng ý tưởng khả thi

Ý tưởng chủ đạo của bạn có làm nên sự nghiệp khả thi không? Làm sao biết được điều đó? Thật ra không phải lúc nào cũng có thể biết. Vì vậy, trước khi bắt đầu, bạn nên dừng lại một chút, chân thành và khách quan tự hỏi mình những câu sau:

1. Có ai cần sản phẩm mình sắp bán không? Nhu cầu cao thấp ra sao? Hãy nghĩ sâu về điều này trước, nghiên cứu thị trường sẽ cho bạn thấy sau.

2. Mọi người có chịu mua sản phẩm của mình không? Người ta thường nói khách hàng sẽ lũ lượt kéo nhau tới mua sản phẩm tốt hơn nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trường hợp của bạn thì sao?

3. Khách hàng có đang dùng sản phẩm khác không? Nếu có, bạn có tin tưởng rằng họ sẽ mua sản phẩm của bạn không?

4. Bạn có chiến lược kinh doanh không? Bạn có định làm mọi việc cho mọi người không?

Đương nhiên bạn trả lời được những câu hỏi trên nhưng mục đích của bản câu hỏi là để đánh giá trung thực về bản thân. Điều quan trọng là có thị trường cho sản phẩm/dịch vụ của bạn không. Nếu tốn kém nhiều mà tiền lại là của người khác (chủ đầu tư chẳng hạn), thì càng nên nghiên cứu thật kỹ trước khi bắt đầu.

Ngày thứ hai: Xác định quyền sở hữu

Không có công thức nào xác định quyền sở hữu. Trong hợp tác kinh doanh, xác định quyền sở hữu từ đầu là việc dễ gây lúng túng, nhưng đơn giản hơn ngàn lần so với về sau, khi tiền đã bắt đầu lưu chuyển. Cần xác định tỉ lệ sở hữu, ai làm việc gì, ai là chủ ý tưởng, tầm quan trọng của ý tưởng. Không có công thức xác định quyền sở hữu nhưng có thể căn cứ vào điều gần với nó nhất là vốn, trong đó gồm cả chi phí cho thời gian bỏ ra.

Định giá ý tưởng ban đầu là rất khó, vì ý tưởng có rất ít giá trị thực. Chính lượng công sức bỏ ra để biến ý tưởng thành sản phẩm mới quan trọng. Cần phải làm rõ về điều này. Hiện giờ, chúng ta chỉ nhắc đến chuyện đó, hôm sau sẽ đi vào chi tiết hơn.

Ngày thứ ba: Viết hợp đồng

Bạn đã nghiền ngẫm những vấn đề pháp lý tiềm tàng xoay quanh quyền sở hữu, nay đã đến lúc đi vào cụ thể. Bạn hãy thảo nháp một bản hợp đồng tay. Chưa cần nhờ đến luật sư. Bạn chỉ cần viết những ý chính có liên quan đến những người tham gia. Không cần dùng ngôn ngữ pháp lý trang trọng vì chuyện đó sẽ được làm trong ngày thứ 17. Còn bây giờ, chỉ cần làm hợp đồng đơn giản, rõ ràng, nêu rõ phần trăm sở hữu, số tiền và lượng thời gian đầu tư, ai sở hữu cái gì.

Ngày thứ tư: Đặt tên cho doanh nghiệp

Có thể chỉ đơn giản là lấy tên của mình đặt cho doanh nghiệp, nhưng thường còn phải suy nghĩ ý tưởng, kiểm tra tính hữu hiệu của ý tưởng và đăng ký độc quyền tên công ty theo đúng luật. Những việc này bạn sẽ làm sau, trong ngày thứ 17. Dù vậy, hãy bắt đầu suy nghĩ về chuyện đó.

Nếu chỉ biết đến công ty qua cái tên, nhiều người sẽ hiểu sai công việc của doanh nghiệp. Những hiểu lầm này có thể làm bạn mất nhiều thời gian.

Ngày thứ năm: Nghĩ đến bản ước đoán doanh thu đầu tiên

Nhiều người sợ ước đoán nhưng việc kinh doanh sẽ không thành công nếu thiếu việc này. Làm sao tính được chi phí nếu không biết doanh thu? Làm sao biết cần bao nhiêu tiền ban đầu (là thành phần của giá khởi điểm) nếu không biết doanh thu?

Nhiều người nghĩ dự đoán doanh số là điều gì đó phức tạp và mang tính khoa học cao. Họ không biết phải thực hiện bằng cách nào. Nhưng đừng lo, trên thực tế, dự đoán doanh số là điều có thể học và tập.

Làm sao dự đoán đúng một điều hoàn toàn mới mẻ? Hãy chia nhỏ nó ra nhiều phần, xếp vào 12 tháng trong bảng tính rồi ước tính cho từng tháng. Nghĩ xem bạn cần bao nhiêu cái bàn, bao nhiêu quầy hàng, bao nhiêu thời gian? Mỗi cái như vậy giá bao nhiêu? Nhân các mục đó với chi phí cho mỗi mục, bạn sẽ ra được bản ước đoán doanh thu.

Ngày thứ sáu: Lập qũy chi phí khởi điểm

Giống như dự đoán doanh số, làm một bảng tính với nhiều hàng bên trái, cột dọc là các tháng và tổng cộng ở phía dưới để ra được quĩ chi phí khởi điểm. Hãy liệt kê phí thuê cơ sở, trang thiết bị thiết thực, phí marketing và tổng tiền lương.

Lưu ý: Đừng quên tính lương trả cho chính mình.

Ngày thứ bảy: Ước tính chi phí khởi điểm

Liệt kê hai danh sách đơn giản: một là chi phí phải chịu trước khi bắt đầu và tài sản (vật dụng) cần phải có. Chi phí gồm giá hợp pháp, sửa chữa cơ sở, tạo trang web… Tài sản là hàng hóa bạn sắp bán. Phần khó hơn là ước tính số tiền cần có trong ngân hàng để hậu thuẫn công ty trong giai đoạn khó khăn tài chính ban đầu. Bạn phải làm chuyện này hàng tháng, so sánh doanh thu với chi phí, theo dõi tiền thu vào hoặc xuất ra. Đối với hầu hết doanh nghiệp, tiền sẽ không thu lại được ngay mà phải chờ một thời gian.

Trong ngày thứ tám đến mười bốn, bạn sẽ biết phải làm gì tiếp theo để tổ chức doanh nghiệp trong ba tuần.

TUẦN THỨ 2

Ngày thứ 8: Lập chiến lược marketing

Nghĩ đến thị trường mục tiêu, tưởng tượng ra một khách hàng giả định lý tưởng, xác định tuổi, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và phương tiện thông tin yêu thích của người đó. Hiểu rõ khách hàng là điều quan trọng.

Thông điệp bạn muốn gửi tới khách hàng là gì? Có thể diễn đạt điều đó trong một câu không? Nếu chỉ được nói một câu với khách hàng, bạn sẽ nói gì? Thông điệp đó sẽ được gửi đi đâu? Làm sao để khách hàng nhận được?

Hãy nghĩ đến chiến lược marketing và kế hoạch thực hiện chi tiết. Dành thời gian lướt qua kế hoạch trọng điểm vắn tắt về marketing để hiểu marketing doanh nghiệp cần những gì.

Ngày thứ 9: Phát triển nhãn hiệu công ty

Hãy bắt đầu xây dựng diện mạo và ấn tượng về công ty trong mắt khách hàng. Logo doanh nghiệp trông ra sao? Logo có ý nghĩa gì? Phong cách truyền thống, hay hiện đại? Nhãn hiệu của công ty là gì? Làm sao để khách hàng hiểu được ý nghĩa nhãn hiệu?

Phát triển diện mạo và ấn tượng về công ty bạn qua logo, bảng hiệu, tiêu đề và chất lượng đồ họa. Đây là những yếu tố cần thiết cho nhãn hiệu và phải có chỗ đứng thích hợp cho chúng trước khi tiếp tục.

Ngày thứ 10: Bắt đầu xây dựng trang web

Bạn đã bắt đầu hay nghĩ đến việc xây dựng trang web chưa? Hôm nay là ngày để làm điều đó.

Nếu bạn đang xây dựng một trang web ứng dụng 2.0 hay bất cứ trang web nào dành trọng tâm cho kinh doanh thì phải ổn định và hoàn tất trước 3 tuần.

Hầu hết các doanh nghiệp đều có website rất nhanh. Hãy nghĩ đến các yếu tố cơ bản cho trang web của bạn, và ít nhất dành một trang để nói về bản thân, doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ.

Ngày nay có nhiều lệnh rút gọn như TypePad, WordPress và các trang nhà của blogger. Những phần mềm này được làm ra để viết blog nhưng có thể áp dụng cho nhiều trang nhỏ và hầu như không phải định dạng lại.

Ngày thứ 11: Nghĩ đến phương tiện thanh toán

Hãy nghĩ xem khách hàng sẽ thanh toán cho bạn cách nào. Nếu định bán trực tiếp cho khách hàng thì phải có tài khoản thanh toán (merchant account) cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Ngày nay, nhờ các nhà cung cấp qua mạng mà chúng ta có nhiều chọn lựa hơn. Trước kia, bạn phải trực tiếp ra ngân hàng, làm nhiều thủ tục mất thời gian. Ngày nay, có thể dùng các công cụ mạng (như Amazon, Yahoo! và những trang khác) để hoàn tất thủ tục trên.

Nếu bán hàng cho doanh nghiệp, cần nghĩ đến các chính sách liên quan tới hóa đơn và tín dụng. Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc thu tiền về.

Ngày thứ 12: Thử bán hàng

Bạn đủ khả năng bán hàng vào lúc này chưa? Có lẽ nên dành ngày hôm nay cho việc rao bán sản phẩm. Cả khi chưa thực sự hoàn tất thì nhiều doanh nghiệp (và có lẽ là hầu hết) vẫn bắt đầu bán hàng trước khi thực sự khai trương. Đây là cách để biết chắc mọi người muốn mua sản phẩm của mình.

Ngay cả khi mọi thứ đã sẵn sàng mà bạn chưa thể bán hàng thì cũng nên giải thích nguyên nhân cho một số người. Việc bán hàng sẽ tiếp tục khi doanh nghiệp khai trương, nhưng chúng tôi vẫn muốn đưa việc đó vào hôm nay, vì nhiều doanh nghiệp đã ra đời ngay khi khách hàng đầu tiên gật đầu: “Yes”.

Ngày thứ 13: Chính sách bảo hiểm

Đã đến lúc nói chuyện với người môi giới bảo hiểm và làm cho bảo hiểm kinh doanh có hiệu lực. Ngày nay, ta có thể nghiên cứu rất nhiều, thậm chí là tất cả, qua mạng nhưng nếu không được, hãy gọi điện theo kiểu “cây thư mục” của người xưa để tìm được đúng người mình cần... Nói chuyện với bất cứ người môi giới nào bạn nghĩ đến, hỏi họ một vài câu. Nếu đó không phải người bạn cần thì hãy nhờ họ chỉ cho bạn một người khác. Bằng cách đó, bạn sẽ từ từ tìm ra đúng người mình cần.

Trong quá trình tìm kiếm, bạn sẽ biết loại bảo hiểm nào phù hợp với mô hình kinh doanh bạn đang khởi sự.

Ngày thứ 14: Xây dựng đội ngũ nhân viên

Bạn đã nghĩ mình sẽ xây dựng đội ngũ nhân viên như thế nào chưa? Bạn có biết những người bạn muốn đưa vào làm việc? Đã đến lúc phải gác lại chuyện đội ngũ và công nhân viên để bắt đầu quá trình tuyển chọn nhân sự. Tùy loại hình kinh doanh, bạn sẽ cần bản mô tả công việc và đăng quảng cáo trên các trang web thích hợp.

Hãy bắt đầu nghĩ đến danh sách công nhân viên. Bạn sẽ cần ai giúp khi chính thức khai trương doanh nghiệp? Có phải chỉ mình bạn và đối tác không? Bạn có cần thuê nhân viên phục vụ không? Còn tài xế, ban thiết kế thì sao?

Để bắt đầu, hãy nhìn lại kế hoạch tài chính trong tuần thứ nhất để xem bạn đủ khả năng mướn những ai và bắt đầu tìm kiếm họ.

TUẦN THỨ 3

Ngày thứ 15: Nghĩ đến địa điểm hoạt động

Hầu như mọi người đều xác định được mình sẽ hoạt động bên ngoài gia đình hay đặt văn phòng ở đâu. Họ cân nhắc vị trí thích hợp, kiến trúc, địa điểm, quang cảnh xung quanh…

Cả khi đặt văn phòng tại nhà, hẳn bạn cũng đã nghĩ nhiều về nó. Bây giờ là lúc sắp xếp mọi thứ như bàn, máy tính, điện thoại, Internet, sự yên tĩnh và quang cảnh nếu cần.

Đối với cửa hàng bán lẻ, phân xưởng hay văn phòng, nếu chưa sắp xếp thì bạn phải bắt đầu đi. Đã đến lúc quyết định rồi.

Những người môi giới sẽ giúp bạn. Họ không tính công, vì chủ nhà cho thuê sẽ chi hoa hồng cho họ (bạn cũng nên ghi nhớ điều này vì biết rõ bên nào sẽ trả phí luôn là điều tốt). Hãy tìm một người môi giới biết cộng tác, lắng nghe ý muốn của bạn lẫn những điều bạn không hài lòng.

Hôm nay, hãy từng bước xác lập địa điểm hoạt động, dù chỉ đơn giản là kê thêm bàn ghế, điện thoại vào văn phòng gia đình hay gọi điện để tân trang nhà hàng, xí nghiệp sản xuất. Đối với một số người hoặc doanh nghiệp, việc này có khi mất hơn ba tuần. Đôi khi bạn không được ở trong khu vực mình muốn ngay, nhưng có kế hoạch cho nơi bạn muốn đặt văn phòng làm việc sẽ giúp bạn tìm được nhiều thời gian trống nhất.

Ngày thứ 16: Tạo tài khoản

Với sự trợ giúp của phần mềm tính toán tốt, có thể lưu giữ mọi giấy tờ giao dịch như séc, hóa đơn nhận, xuất. Nên lập sổ sách cẩn thận khi chi tiền hay xuất hóa đơn. Đó chính là công việc giữ sổ sách bạn làm mà có khi không biết. Cách tốt nhất để chọn phần mềm tính toán mới là kiểm tra với ngân hàng để các hệ thống tương thích nhau. Việc này tránh cho bạn vô số bực bội khi nhập dữ liệu theo dõi.

Ngày thứ 17: Làm thủ tục pháp lý

Trở lại tuần thứ 1, bạn đã cùng những người liên quan thảo hợp đồng tỉ lệ sở hữu doanh nghiệp, ai làm việc gì và sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền. Bạn cũng đã đặt tên cho doanh nghiệp. Hôm nay, để kết lại mọi thứ, bạn sẽ soạn thực thể pháp lý online hoặc nói chuyện với luật sư, hoặc cả hai.

Hãy tạo cho mình một chút thuận lợi trước khi nhờ đến luật sư. Bạn phải hiểu những cân bằng cơ bản để dùng thời gian gặp gỡ luật sư (phải trả phí) đưa ra được những quyết định đúng, hơn là chỉ để hiểu về những chọn lựa. Chúng tôi không khuyến khích thành lập doanh nghiệp không nhờ đến luật sư (trực tiếp hay qua mạng), nhưng nếu bạn trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết từ trước thì sẽ giảm được chi phí.



Ngày thứ 18: Mướn nhân viên

Chỉ còn ba ngày nữa là hết 3 tuần khởi nghiệp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp cần nhân viên thì đã đến lúc phải thuê người. Tuần trước bạn đã nghĩ đến đội ngũ làm việc, vì vậy hẳn bạn đã có một số người trong đầu rồi.

Đừng phỏng vấn trước khi tìm hiểu những điều bạn nên hoặc không nên nói với tư cách là nhà tuyển dụng. Nhiều điều khi mới xem qua ta tưởng như bình thường, không vấn đề gì, nhưng thật ra lại sai về kĩ thuật. Ví dụ, không nên hỏi tuổi hay tình trạng kết hôn, vì dễ khiến người được phỏng vấn cảm thấy bị phân biệt.

Ngày thứ 19: Gây quỹ

Gây quỹ là một trong những khâu phụ thuộc vào chi tiết. Việc này vừa dễ như tiêu vài nghìn đôla có sẵn trong túi, vừa khó như xin hàng triệu đôla từ những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Với văn phòng đặt tại nhà và máy tính, có thể việc khởi nghiệp của bạn chẳng cần gì hơn ngoài những gì có được tại Office Depot trong một buổi chiều.

Nếu cần nhiều hơn số tiền đang có, cần phải soạn kế hoạch kinh doanh chi tiết, tìm nhà đầu tư mạnh và làm thêm nhiều việc khác. Nếu đến với nhà đầu tư chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ không nhận được tiền trước ba tuần (đôi khi cũng có trường hợp ngoại lệ). Bạn vẫn có thể tiến hành kinh doanh với số tiền huy động được nhanh để làm cho mình trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.

Ngày thứ 20: Nghĩ đến ngày khai trương

Điều này vui đây: Tưởng tượng ra một buổi tiệc lớn, có nhiều đèn chiếu phun hơi trên trời và một ban nhạc với những nhạc khí bằng đồng và bộ gõ. Có thể không hoàn toàn giống vậy nhưng ngày khai trương là dịp tốt để bắt đầu marketing doanh nghiệp.

Lên kế hoạch sao cho mọi người đều biết đến ngày khai trương. Đây là dịp để viết thông cáo báo chí, nói chuyện với hội đồng địa phương, phóng viên thương mại và làm cho mọi người biết về doanh nghiệp của mình. Bạn có muốn xây dựng tiếng tăm để khi khai trương, ai cũng biết đến bạn không?

Ngày 21: Khởi nghiệp

Vậy là trong ba tuần, bạn đã bắt đầu và xúc tiến như mong đợi. Điều đó khiến hôm nay trở thành ngày đầu tiên trong chuỗi ngày kinh doanh còn lại của bạn.

Hôm nay, bạn có thêm một ngày nữa để bán hàng.

Hãy tập trung và xem có bao nhiêu khách hàng bước chân vào cửa tiệm, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, tùy công việc bạn làm.

Trong ngày đầu tiên, hãy nhớ quan sát những điều tốt đẹp, những thiếu sót và những điều có thể làm tốt hơn.

Chẳng bao lâu, công việc sẽ tiến triển khác với mong đợi của bạn. Điều đó là bình thường. Chìa khóa nằm ở chỗ ghi lại những khác biệt, lý do và phương án sửa chữa. Trên thực tế, kế hoạch kinh doanh sẽ trở thành kế hoạch quản lý. Vì vậy hãy thường xuyên xem lại kế hoạch để điều hành kinh doanh tốt hơn.


Nguồn: Entrepreneur
Flag Counter