Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Hướng dẫn sử dụng mẫu đề án kinh doanh

Hướng dẫn sử dụng mẫu đề án kinh doanh


Bạn phải viết một đề án kinh doanh và cần một bản mẫu đề án kinh doanh để khởi sự? Cần lưu ý rằng một đề án kinh doanh mang tính cá nhân vì thế bạn không thể tìm một mẫu đề án kinh doanh có đủ thông tin để làm toàn bộ công việc cho bạn. Bạn lấy mẫu đề án kinh doanh và biến nó thành tài liệu chuyên nghiệp sẽ mang khách hàng đến cho bạn.

1. Ghi nhớ rằng một kế hoạch kinh doanh và một đề án kinh doanh là hai loại tài liệu khác nhau.

2. Vào chuyên trang về mẫu kế hoạch kinh doanh, hoặc mua một phần mềm về lập dự án kinh doanh nếu bạn cần sự trợ giúp bên ngoài.
3. Tránh việc bổ sung thông tin vào mẫu đề án kinh doanh. Để nguyên bản gốc không chỉnh sửa gì thêm dù có những phần khó hiểu. Lấy bản mẫu để tạo ra đề án kinh doanh của bạn và làm cho nó hoàn thiện đến chuyên nghiệp nhất có thể.








Viết một đề án kinh doanh có thể làm bạn lúng túng nhưng nó không quá khó khăn để thực hiện. Đầu tiên là tìm một đề án mẫu đã được người khác sử dụng, và dùng nó như một tài liệu hướng dẫn cho các văn bản của riêng bạn.
Các địa chỉ liên lạc tốt nhất và nguồn lực để giúp bạn thực hiện

Phân biệt đề án kinh doanh và kế hoạch kinh doanh


Mọi người thường nhầm lẫn về bản đề án kinh doanh và kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh chỉ đơn giản là một kế hoạch cho doanh nghiệp nhằm giúp bạn đi theo lộ trình đã vạch sẵn. Một đề án kinh doanh để lôi kéo khách hàng, những người có thể không biết sự tồn tại của công ty bạn.


Không mắc phải sai lầm như nhiều người là gửi kế hoạch kinh doanh của bạn để thay thế một đề án kinh doanh. Hai tài liệu không cùng mục đích. Kế hoạch kinh doanh được viết để giúp bạn, và để thuyết phục người cho vay và những người khác rằng doanh nghiệp của bạn hợp pháp. Một đề xuất kinh doanh mang lại cho bạn khách hàng mới và khách hàng thường xuyên. Bản đề xuất thuyết phục họ rằng bạn là người có thể làm việc với họ. Xác định rõ bản đề xuất kinh doanh bạn cần trong một tình huống nhất định.


4hb.com cho gợi ý về một đề xuất kinh doanh. Tương tự là Nightcats Multimedia Productions hoặc tại http://vietnambranding.com


Hãy sẵn sàng viết bằng cách xem trước một mẫu đề án kinh doanh


Nghiên cứu một mẫu đề án kinh doanh để lựa chọn những nội dung phù hợp nên áp dụng cho đề án riêng của bạn. Điều này sẽ giúp tạo ra bản đề án gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng. Nếu bản đề án kinh doanh không hấp dẫn thì đối tác chỉ dành thời gian xem lướt qua trước khi đặt nó trong ngăn kéo.


Hãy xem một mẫu đề án kinh doanh được viết hoàn chỉnh tại Writing Help Tools Center. Những mẫu đề án này có thể được mua với giá 75 USD. Nếu mẫu kinh doanh đó chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của bạn, xem thêm các hướng dẫn có sẵn tại CapturePlanning.com. Bạn có thể tìm thấy các bài tiểu luận về cách trình bày và thiết kế, phân tích những lỗi thường gặp của người mới bắt đầu, và tất cả các gợi ý giúp bạn trước khi lựa chọn một đề án mẫu.


Tìm một mẫu đề án kinh doanh


Có phải trên Internet luôn cung cấp hàng chục mẫu đề án kinh doanh miễn phí để tải về? Điều đó không chính xác. Một đề án kinh doanh tốn nhiều thời gian để viết, và mọi người không sẵn sàng chia sẻ với những người khác. Đề án kinh doanh thường có thông tin bí mật, như thế cũng có nghĩa là những gì mà bạn tìm thấy trên Internet là mơ hồ và đôi khi vô dụng. Bạn cũng không muốn sử dụng một tài liệu được biên soạn phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp và đem bán cho công ty của bạn.


ProposalSmartz http:/www.proposalsmartz.com và Proposal Kit http:/www.proposalkit.com/info.htm là nguồn cung cấp các mẫu đề án tiềm năng bạn có thể mua, thường là dưới 100 USD. Nếu họ không có bản dùng thử miễn phí thì đề nghị cung cấp một bản. Nhà cung cấp có thể gửi một đề án kinh doanh cho bạn để bạn có thể xem trước nó có phù hợp với nhu cầu của bạn trước khi quyết định mua. Nhưng bạn cũng có thể tìm mẫu đề án kinh doanh miễn phí tại các trang của Việt Nam nhưhttp://nqcenter.wordpress.com


Lời khuyên hữu ích cho việc thực hiện các hướng dẫn này


Lập một đề án kinh doanh cũng là cách đưa ra đề xuất của doanh nghiệp với các đối tác. Hãy trình bày rõ ràng, súc tích và không gây nhầm lẫn hoặc làm phiền khách hàng tiềm năng. Khi bạn đang tìm kiếm đề án mẫu, tránh lạm dụng thuật ngữ và từ nóng vì nó làm cho khách hàng của bạn có thể không hiểu hết các từ chuyên môn.


Sử dụng đồ thị và biểu đồ để trình bày các điểm quan trọng được rõ ràng, nhưng không lạm dụng mà đôi khi chỉ một biểu đồ dễ đọc lại hiệu quả hơn nhiều kiểu đồ thị không ấn tượng.


Luôn nhớ rằng, bạn đang bán các dịch vụ và hàng hóa của công ty bằng đề án kinh doanh của bạn, do đó bạn cần phải đầu tư xứng đáng vì cuối cùng khách hàng sẽ là người hoàn trả cho thời gian, công sức và tiền bạn đã bỏ ra. Bạn hãy tìm một mẫu đề án kinh doanh và biến nó thành một cái gì đó thực sự là của bạn.


Theo DNHN

Tám bước để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Tám bước để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả


Doanh nghiệp nào chẳng có kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là tái hiện có thể được sử dụng để huy động vốn. Nhưng khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thực tế, kế hoạch tất nhiên bị thay đổi ít nhiều. Dù cho doanh nghiệp có thực hiện nghiên cứu thị trường trước và tổ chức bộ máy khoa học đến đâu thì hoạt động kinh doanh hàng ngày luôn chứa đựng nhiều yếu tố gây xáo trộn. Khi đó, cái mà doanh nghiệp cần sẽ là một kế hoạch tăng doanh thu...




Hãy thu thập các thông tin về những gì đang xảy ra bên trong doanh nghiệp, sau đó viết ra kế hoạch tăng doanh thu. Bản kế hoạch này không cần phải dài dòng, chỉ cần tập trung vào một số điểm cụ thể cần làm nhằm đưa doanh nghiệp nâng cao được doanh số. Dưới đây là tám bước để xây dựng một kế hoạch phát triển kinh doanh hiệu quả dành cho doanh nghiệp nhỏ.


1.Kiểm tra việc thực hiện các cam kết.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ khởi đầu với rất nhiều hoạt động, nhưng sau đó nhanh chóng nhận ra các hoạt động này đều bị “bốc hơi”. Hãy nghiêm túc nhìn lại xem doanh nghiệp đã thực hiện được bao nhiêu cam kết, lời hứa đối với khách hàng. Ngoài các sản phẩm và dịch vụ ưu việt, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên tuyến trên, những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Những vấn đề tồn tại hay nhược điểm cần phải được nhanh chóng khắc phục.


2. Nghiên cứu lại thị trường.
Sự hiểu biết sâu sắc về thị trường quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp đã thực hiện nghiên cứu thị trường khi mới khởi nghiệp nhưng quan điểm, nhận thức của khách hàng nhanh chóng thay đổi theo thời gian. Vì vậy, cần xem lại các kết quả nghiên cứu thị trường ban đầu và điều chỉnh theo thực tế nếu cần thiết.

3. Làm sống lại ý thức vươn lên mạnh mẽ.
Ý thức vươn lên của doanh nghiệp có được khi mọi thành viên của doanh nghiệp đều nắm rõ sứ mệnh của họ. Nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp nên thường xuyên chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh với những người khác, vạch ra những mục tiêu cụ thể và giao cho nhân viên thực hiện những hành động cụ thể để đạt được những mục tiêu đã vạch ra.

4. Xem lại thông điệp tiếp thị.
Thông điệp tiếp thị mà doanh nghiệp thảo ra ban đầu có thể cần phải thay đổi. Hãy tìm hiểu những phản ứng ngược mà khách hàng thường nêu ra cho đội ngũ bán hàng, nhất là nguyên nhân khiến họ từ chối sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp để từ đó có những điều chỉnh cần thiết trong thông điệp tiếp thị.


5. Chốt giao dịch bán hàng.
Khi mới thành lập, các doanh nghiệp thường đặt ra mục tiêu trước mắt là được sự công nhận của khách hàng và thị trường. Nhưng doanh nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển nếu không bán được hàng. Hãy thay đổi quy trình bán hàng với việc chú trọng hơn vào giai đoạn chốt giao dịch.

6. Thu hồi tiền mặt.
Doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh việc thu tiền, tức chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt để đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng. Tiền mặt luôn được xem là huyết mạch cua mọi hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp cần phải xem lại các quy trình, chính sách theo dõi và thu hồi công nợ để rút ngắn thời gian bị chiếm dụng vốn.

7. Trang bị thêm các nguồn lực cần thiết.
Để chuẩn bị cho kế hoạch tăng trưởng, doanh nghiệp cần phải rà soát lại những công cụ nguồn lực mà mình đã có sẵn và những gì cần phải bổ sung. Doanh nghiệp đã có đủ đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp hay các nhà cung cấp uy tín chưa Những nhân viên hay nhà cung cấp này đang đem đến cho doanh nghiệp những giá trị gì. Nếu cần phải có thêm nguồn tài chính để đầu tư cho việc đào tạo và phát triển nhân lực thì cũng phải đưa điều đó vào trong kế hoạch tăng doanh thu.

8. Nhìn lại chính mình.
Người chủ hay lãnh đạo doanh nghiệp có thể là một trong những nguyên nhân chính cản trở sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Nên tự hỏi người đứng đầu phải hoàn thiện điều gì để trở thành động lực chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể tăng trưởng nếu thiếu vắng những nỗ lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Và điều quan trọng không kém cần hết sức quan tâm là để duy trì một đội ngũ nhân sự ổn định, doanh nghiệp phải xây dựng được một chế độ công nhân và khen thường những nhân viên làm việc chăm chỉ, có thành tích tốt. Xin lưu ý là điều này nhiều doanh nghiệp chưa kịp làm trong khi xây dựng kế hoạch kinh doanh ban đầu.
Flag Counter